Thanh Hóa

Bài viết

Pù Luông vụ mùa Thu 2009



Hình bài viết Pù Luông vụ mùa Thu 2009

PÙ LUÔNG, NHỮNG NẺO ĐƯỜNG MÙA THU

 

 

Nắng vàng không còn rát nữa, gió bắt đầu se lạnh và nhất là cánh đồng lúa chín vàng của Pù luông giục chúng tôi lên đường ngay. Dù không kịp thông báo rộng, tôi vẫn may mắn tập hợp được một nhóm ‘đặc nhiệm’ khá tinh nhuệ cho chuyến đi, mang tên ‘Băng PL09’.

 

Tin trinh sát

 

Phải nói luôn ‘trinh sát’ tốt quyết định rất nhiều đến thành công của chuyến đi, đặc biệt là các cung đường mới và khó. Các địa chỉ qua đó bạn có thể thu thập thông tin là: Tổng đài 1080, google các web du lịch, các blog, các số điện thoại, bạn bè...

Còn 2 ngày trước khi lên đường, PL09 đã thu thập/xử lý xong các thông tin quan trọng nhất: có được bản đồ các tuyến treking, độ dài, thông tin đường sá, đặt nhà sàn, ăn uống, thuê HDV, y/c thuê xe máy, biết mức giá sinh hoạt, dịch vụ vv...Vậy mà so với thực tế vẫn chỉ là “cứ tưởng...”!

 

Bất ngờ lớn nhất với chúng tôi là đường và kỹ năng đi chạy xe máy dởm: mặc dù thông tin nói đường xóc và nguy hiểm, nhưng chúng tôi vẫn không tưởng tượng được ra sao. Tôi sẽ kể lại ở phần sau.

 

PL09 chọn tuyến đường dễ đi và ngắn nhất: HNội- Vân Đình-Tế Tiêu-Chợ Bến- Cẩm Thuỷ- Cành nàng-phố Đoàn- bản Hin, tổng cộng ~160km. Bắt đầu từ chợ Bến, đường HCM cực kỳ tốt đưa PL09 đến Cẩm Thuỷ. Mặc dù đường quá ngon, nhưng tâm trạng khi chân để lên ga là...lo lắng bị phục kích. Đúng như lo lắng, qua cầu Cẩm thuỷ, xe chúng tôi bị lỗi ‘dẫm vạch’ liền, đành phải giải quyết hết 200K.  Cẩm thuỷ - Cành nàng dài 34km, đường nhựa không tốt lắm.  Cầu La Hán bắc qua sông Mã, ngay tại thị trấn Cành Nàng- thủ phủ của huyện Bá Thước, Thanh Hoá. Đứng trên cầu nhìn về phía thượng nguồn chúng tôi đã thấy ngay cảnh hùng vĩ của con sông.

 

Đưòng ơi là đường...

Qua cầu La hán đi tiếp ~11km đường đất, cấp phối, qua một ngầm, đến bản Tôm rẽ phải, là đến Phố Đoàn. Ở đoạn gần bản Tôm, có một cây xăng nhà nước cuối cùng, nên bạn nên đổ thêm xăng ở đây. Dù là có 11km nhưng đi ôtô bạn cũng phải mất đến 1h, và nhớ là từ đoạn đường này bạn nên đặt 2 làn bánh xe trên hai gờ nổi, đi chậm cẩn thận để tránh chạm gầm. Đi như thế xóc kinh khủng, nhưng đành vậy thôi. Xe chúng tôi gầm cao mà cũng bị mấy lần sạt gầm. Các loại xe sedan thì có cố cũng chỉ  nên đến phố Đoàn là giỏi rồi, đừng cố đi thêm.

Đoạn cuối cùng: phố Đoàn bản Hin (~7km) là kinh khủng nhất. Xe tải cày nát từng quãng dài 5-70m, tạo ra hai con hào dọc đường. Đi trên 2 mép hào là một công việc ngang với làm xiếc. Lớp gờ bùn có thể cho xe xuống hào bất cứ khi nào, cho dù bạn đặt bánh xe đúng trên gờ!

 

Chúng tôi buộc phải thuê gạt hết lớp bùn để đặt bánh vào đúng phần đường cứng hơn, và... chạy thật nhanh, thật chuẩn. Kể cả thằng xi nhan cũng phải vừa chạy lùi vừa xi nhan, vừa tránh không thì bị xe mình đâm (!).

Cũng phải nói đi vào rồi đi ra được như vậy là may lắm rồi. Nếu trời mưa thì tôi không dám đi đâu.

 

Khi băng PL09 rút ra thì đường đang được sửa bằng cách lấp đất vào các hào rãnh. Nếu mưa xuống thì đâu lại vào đó thôi. Còn đường tốt hơn hẳn chắc phải chờ 1-2 năm nữa.

 

Chưa bao giờ tôi phải đối mặt với đường đi xe máy nguy hiểm như vậy

Để đi được nhiều bản ở PL băng PL09 quyết định thuê và chạy xe máy. Ở PL chưa có ai thuê xe máy bao giờ, nên dân không có ý định cho thuê xe, mà chỉ chở thuê. Chúng tôi may mắn được chủ tịch xã Đanh tìm thuê cho 2 chiếc xe cà tàng: máy yếu, không có phanh trước,  vào số rất khó. Một cái sau này bị đứt giây ga giữa đường. Đường đi bản Kho mường và bản Cao Hoong có những đoạn cực kỳ dốc. Vấn đề trở nên nan giải là đường hẹp (~1m) một bên là vách núi, một bên là vực và trơn, không bằng phẳng.

 

Phanh xe máy

Tôi xin dành một đoạn để nói về phanh vì khi đi núi thì nó là cái ưu tiên số 1, bởi vì ở dốc đứng một cái xe không chạy cũng có thể kéo bạn xuống vực!

Khi lên/xuống dốc đều phải đi số 1 để bổ sung thêm lực hỗ trợ cho phanh. Chắc bạn hiểu là lực phanh lớn nhất = lực ma sát giữa bánh và mặt đường (?). Khi lực kéo lớn hơn lực ma sát đó thì xe cứ trôi đi, cho dù cả 2 bánh bị phanh cứng. Vậy nên tôi đã phải sử dụng thêm ‘phanh chân’. Không phải là cái phanh ở trong xe mà biến chân mình miết vào mặt đường thành cái phanh. Có một số cách để tăng lực ma sát: quấn dây vào bánh xe là đơn giản và hữu hiệu nhất; buộc thêm cành cây vào sau xe, hoặc buộc dây để 1 người kéo ngược lại. Chúng tôi đã phải sử dụng ‘phanh chân’ và 1 người kéo ngược lại.

Khi đi đường khó như vậy, cả người lái lẫn kẻ ngồi sau đều hồi hộp,căng thẳng theo bản năng. Khi đó cả hai sẽ luôn giạng hai chân để chống, hoặc để nhảy ra khỏi xe...he he! Chúng tôi tổng kết đó là kiểu đi...giạng háng, tư thế hầu như được sử dụng khắp nẻo Pù Luông. Khi lái và khách căng thẳng, mắt cắm xuống đường như vậy thì cong gì là ngắm cảnh phải không ạ. Đúng thế, chúng tôi thường phải dừng lại vừa để ngắm và chụp ảnh, vừa cho đỡ căng thẳng và để cho xe nó nghỉ.

 

Về giày dép: mặc dù bạn nên đi giày cho chắc và an toàn chân, nhưng vẫn cần dép để lội suối. Lội suối ở những đoạn nhiều đá tảng trơn và rất khó điều khiển xe. Tôi luôn đi số 1 ga nhỏ và sử dụng triết để hai chân chống để giữ thăng bằng và lượn xe giữa những kẽ đá. Thường qua suối xong sẽ là dốc đứng. Cậu bạn tôi chủ quan vù ga để lên, nhưng bánh xe đang bị ướt, đường cũng bị ướt trơn không bám được đường, kết quả là ...xoè giữa dốc, đổ cả xăng!

Mặc dù phải trả thêm tiền cho 1 guide địa phương, nhưng chúng tôi nhanh chóng thấy ngay rằng anh ta đáng giá hơn những gì chúng tôi trả, nhất là trong những chuyến đi như thế này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Bài viết liên quan
Một ngày phượt vùng núi Pù Luông đẹp như thiên đường
Thác Voi - địa điểm chụp ảnh cưới đẹp như cổ tích
Thăm thú Thanh Hóa bằng xe máy
Đến suối cá thần cầu may
Thành nhà Hồ trên báo tây
Xem tất cả bài viết...



Hình ảnh liên quan

Hình ảnh Suối cá thần Cẩm Lương - Thanh HóaHình ảnh Cầu Hàm Rồng - Thanh HóaHình ảnh Vườn quốc gia Bến En - Thanh HóaHình ảnh Động Từ Thức - Thanh HóaHình ảnh Di tích Đông Sơn - Thanh Hóa
Xem tất cả hình ảnh...