Thanh Hóa

Bài viết

Thanh Hóa: khai hội Lam Kinh 2008



Hình bài viết Thanh Hóa: khai hội Lam Kinh 2008
Sáng 19-9, Sở Văn hóa - thể thao & du lịch Thanh Hóa đã chính thức khai hội Lam Kinh 2008. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng gắn liền với ba sự kiện lịch sử là kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và 575 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Lợi được UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức quy mô, hoành tráng tại sân điện Lam Kinh, xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân).

Dàn trống hội tại Lễ hội Lam Kinh năm 2008

Đông đảo du khách thập phương về với Lễ hội Lam Kinh năm 2008 tại khu di tích lịch sử - văn hóa Lam Kinh, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa).

Đông đảo du khách về với Lễ hội Lam Kinh 2008 đã đến thắp hương tại ba tòa Thái miếu, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc

Phòng trưng bày cổ vật

Ngay trong sáng 19-9, UBND xã Xuân Lam - quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi - và Sở Văn hóa - thể thao & du lịch Thanh Hóa đã tổ chức buổi tế lễ, dâng hương tưởng niệm tại nhà thờ vua Lê Thái Tổ và ở ba tòa Thái miếu tại khu di tích lịch sử - văn hóa Lam Kinh, với hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh tham gia.

Cũng trong ngày 19-9, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng tổ chức dâng hương tại tượng đài Lê Lợi (TP Thanh Hóa); lễ cáo yết Trung Túc vương Lê Lai tại đền thờ ông ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc. Tại Thọ Xuân, hội trại các làng văn hóa toàn huyện cũng đã được khai mạc với phòng trưng bày các cổ vật và các hoạt động thể dục - thể thao như thi đấu võ, vật truyền thống... Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao sẽ diễn ra từ nay đến hết ngày 21-9.

Sáng 21-9, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ chính thức tổ chức lễ kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và 575 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Lợi tại sân điện Lam Kinh. Chương trình lễ kỷ niệm này sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài truyền hình VN.

Được biết, Lễ hội Lam Kinh bắt đầu được tổ chức từ năm 1433 - ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà vào ngày 22-8 (âm lịch) năm Quý Sửu, táng tại đất Lam Sơn. Để thuận lợi cho việc cáo yết tại lăng miếu, các triều vua đã cho xây dựng điện, các tòa Thái miếu để thờ cúng, vì thế Lam Sơn được gọi là Lam Kinh. Trong 14 năm qua, ngân sách nhà nước đã đầu tư hơn 50 tỉ đồng để xây dựng nhà bia, lăng mộ, đường nội bộ, đền thờ Lê Thái Tổ, đền thờ Lê Lai, xây dựng cầu Bạch...

Theo dulich.tuoitre.com.vn



Bài viết liên quan
Một ngày phượt vùng núi Pù Luông đẹp như thiên đường
Thác Voi - địa điểm chụp ảnh cưới đẹp như cổ tích
Thăm thú Thanh Hóa bằng xe máy
Đến suối cá thần cầu may
Thành nhà Hồ trên báo tây
Xem tất cả bài viết...



Hình ảnh liên quan

Hình ảnh Suối cá thần Cẩm Lương - Thanh HóaHình ảnh Cầu Hàm Rồng - Thanh HóaHình ảnh Vườn quốc gia Bến En - Thanh HóaHình ảnh Động Từ Thức - Thanh HóaHình ảnh Di tích Đông Sơn - Thanh Hóa
Xem tất cả hình ảnh...