Chợ Đồng Xuân

Hình ảnh

Hình ảnh Cho dem Dong Xuan - by ltvna.jpg - Chợ Đồng XuânHình ảnh Cho Dong Xuan.jpg - Chợ Đồng XuânHình ảnh Bun cha - by danghoaivan2000.jpg - Chợ Đồng XuânHình ảnh Cho Dong Xuan 1.jpg - Chợ Đồng XuânHình ảnh Cho Dong Xuan - by Vietphu.jpg - Chợ Đồng Xuân
Xem tất cả hình ảnh...

Thông tin


Thật may mắn Hà Nội có một Hồ Gươm ngay giữa trung tâm, đã trở thành biểu trưng, thành niềm tự hào của mỗi người Hà Nội.


 dongxuan_cu.gif (15337 bytes)

Chợ Đồng Xuân (1982)

Nhưng nói đến Hà Nội, không thể không nói đến chợ Đồng Xuân. Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội.

Cách đây trên nǎm trǎm nǎm khi con sông Tô Lịch chưa bị lấp hết, người dân kẻ chợ vẫn thường tụ họp ở hai cái chợ nhỏ ngay bên bờ sông vừa trong vừa mát ấy. Một tại chỗ đền Bạch Mã, phường Hà Khẩu (Hàng Buồm nay), một nữa nơi bến và chùa Cầu Đông (số 38B Hàng Đường bây giờ). Hai cái chợ nhỏ họp ngay ngoài trời, trên nền đất sông, bến thuyền tấp nập, làng xóm đông vui, đổi trác sản vật quanh vùng. Chợ còn họp lan sang đền Huyền Thiên (Hàng Khoai) cạnh đó.

Nǎm 1899, người Pháp dẹp mấy chợ này, dồn dân vào cái chợ to hơn, là khu đất còn trống trải của phường Đồng Xuân, mái tranh, vách nứa, rào chắn cũng chỉ là tre cắm xung quanh, ai vào cũng phải nộp thuế chợ, nên nhiều người cứ họp chợ ngay bên ngoài.dongxuan_moi.jpg (19056 bytes)

Nǎm 1890  mới bắt đầu xây dựng 1 chiếu nhà cầu, dài 52 m, tường sắt, mái tôn kẽm, cao làm chợ Đồng Xuân chính nó là một chợ to nhất Hà Nội từ ngày ấy. Tường xây dần dần được dựng và củng cố. Có 3 cổng vào chợ, và 2 ngách, một thông sang Hàng Khoai, một ngõ nhỏ hơn thông sang Hàng Chiếu. Cho đến khoảng dǎm chục nǎm gần đây, chỗ chợ Bắc Qua còn có xưởng dệt "Lơ Pa-Giơ" (Le Page), sau xưởng dệt đóng cửa, thành sân đá bóng, và dần dần thành chợ, nhập vào với Đồng Xuân như ngày nay, rộng trên một vạn mét vuông.


Chợ Đồng Xuân đúng là thượng vàng hạ cám hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tất cả sản vật quý hiếm, ngon lành của khắp bốn phương, các vùng đất nước, đều có mặt ở chợ, từ vải vóc tơ lụa, gấm nhung, đến con cá, lá rau, thuỷ sản tươi sống, con cua bể, thúng rươi, cho đến nấm hương, mǎng rừng, quả núi... và cũng giống như tất cả chợ Việt Nam: Hàng quà. Một cầu chợ riêng cho hàng quà. Bún thang nổi tiếng của bà ẩ m, những xôi vò chè đường, những bánh cốm, xu xuê, bánh trôi bánh chay, cháo lòng, tiết canh, bún ốc, bún riêu, bánh dày, bánh giò... cho đến thuốc lào Vĩnh Bảo, bát nước chè xanh, cũng nổi tiếng trong lành thơm thảo.

Khoảng giữa nǎm 50, trước cửa 5 cầu chợ còn che chắn đủ thứ màn bằng vải xọc, cót, bao tải để đỡ nắng cho các cô mặt hoa da phấn ngồi trên hàng loạt quầy gỗ cao, bán vàng mỹ ký. Tối đến gầm quầy là nơi trú ngụ của hành khất, trẻ vô gia cư, dân bốc vác... Sau nǎm 1954, các quầy nhếch nhác này mới được dỡ bỏ.

Tết đến, chợ Đồng Xuân tấp nập khác thường. Các bà các chị cần mua gì, Đồng Xuân có hết. Nhưng thường cũng chỉ đến 5 giờ chiều là đóng cửa. Cân miến tàu, ký lạp xường, chiếc giò lụa, hộp mứt sen, ít mǎng lưỡi lợn, nấm hương, mộc nhĩ, con cà cuống... cho chí vải vóc, tơ lụa, gấm nhung lộng lẫy. Các cụ ông cầm giò thuỷ tiên về tỉa, gọt, quả phật thủ Lạng Sơn, chậu cây cảnh, con chim khiếu, và trẻ em thích con cá vàng, chục pháo dây... con gái nông dân mua bộ khuy bấm, ông phán già tìm mấy chiếc cầu, lão tiều phu bằng gốm để gắn lên hòn Nam Bộ... Chợ Đồng Xuân đã làm thoả mãn tất cả.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một. Ngày 11, 12, 13-2-1947 Pháp ném bom dữ dội toàn khu vực để hôm sau huy động hơn 400 lính lê dương từ nhiều phía tấn công chợ, xe tǎng, thiết giáp từ Bắc Qua, từ Hàng Giấy ầm ầm lao tới. Lực lượng Vệ quốc quân và tự vệ chỉ có 2 tiểu đội, gồm 19 người dưới sự chỉ huy của đồng chí Thanh Trường đã chiến đấu suốt từ sáng đến chiều trong sự chênh lệch về vũ khí, rất xa. Chỉ với gậy gộc, mã tấu và sau là dao bầu, phản thịt, chai lọ... nhưng quân Pháp để lại chiến trường hàng trǎm xác chết da trắng da đen mà không chiếm được chợ.

Cuối cùng các anh hy sinh gần hết mới chịu rút lui, để lại một trang vàng chói lọi về tinh thần yêu nước và chiến đấu giữ gìn Hà Nội, một bên thô sơ bé nhỏ, một bên to lớn đầy vũ khí...

Sau hoà bình chợ giữ nguyên dáng cũ với 5 cầu chợ. Mươi nǎm trước, chợ được xây lên ba tầng, giữ lại một trụ còn và ba bức tường trước mặt để làm kỷ niệm.

Hà Nội đã có hàng trǎm chợ to nhỏ như: Hàng Da, Cửa Nam, Chợ Hôm, Chợ Mơ, chợ Bưởi, chợ 19-12, Ngã Tư Sở v.v... và hàng loạt chợ xanh, chợ cóc. Nhưng chợ Đồng Xuân vẫn là đàn chị về mọi mặt. Có nhiều người tuổi đã cao nhưng mỗi nǎm vẫn đi chợ Đồng Xuân một vài lần, chẳng cần mua sắm, chỉ ghé vào ǎn một món quà, cho thức lên kỷ niệm thời còn trẻ mới yêu nhau, đi dạo chơi ngắm chợ...

Chợ Đồng Xuân vẫn luôn là niềm thao thức trong làng Hà Nội. Vào chợ, mua sắm hay chỉ dạo chơi, vẫn khác hẳn đi quanh Bờ Hồ, trên đường Thanh Niên hay đến công viên Thủ Lệ. Nó là kinh tế, nhưng cũng là vǎn hoá. Mong sao chợ Đồng Xuân sẽ buôn may bán đắt, ngày càng phát triển để nó là cái "dạ dày" của Hà Nội, là niềm ước mong của nhiều người chưa đến Hà Nội và cũng là đại diện cho tấp nập, tưng bừng của một Hà Nội không ngừng lớn lên.

Theo Bǎng Sơn - hanoi.vnn.vn

Nhúng địa điểm này vào website của bạn

Địa điểm liên quan

Chợ Đồng Xuân