Dinh Thống Nhất

Hình ảnh

Hình ảnh ReunificationPalace1.jpg - Dinh Thống NhấtHình ảnh ReunificationPalace _tank1.jpg - Dinh Thống NhấtHình ảnh ReunificationPalace _tank2.jpg - Dinh Thống NhấtHình ảnh ReunificationPalace3.jpg - Dinh Thống NhấtHình ảnh ReunificationPalace _helicopter.jpg - Dinh Thống Nhất
Xem tất cả hình ảnh...

Thông tin


Vị trí: 106 Nguyễn Du, quận 1,Tp. Hồ Chí Minh.

Ðặc điểm: Trước đây vào năm 1873 trên nền đất này là một toà biệt thự tên gọi là dinh Nôrôđôm- dinh của toàn quyền Ðông Dương ở Sài Gòn.

Năm 1954 Tổng thống nguỵ quyền Ngô Ðình Diệm và đại gia đình họ Ngô đã ở và làm việc ngay trong dinh Nôrôđôm. Ðến 27/2/1962 dinh Nôrôđôm bị máy bay ném bom hư hỏng nặng. Diệm đã cho phá huỷ toàn bộ dinh Nôrôđôm, xây dựng một dinh mới hoàn toàn gọi là dinh Ðộc Lập.

Dinh có diện tích sử dụng 4500m2 trên khuôn viên đất rộng 120.000m2 gồm 1 tầng hầm, 3 tầng chính, 2 tầng lửng, 1 sân thượng và lầu nghỉ mát gọi là lầu Tứ Phương. Dinh có 100 phòng, mỗi phòng có cách bài trí riêng theo nội dung từng phòng. Phòng khánh tiết có sức chứa 800 người... Dinh còn có 2 nhà triển lãm với tổng diện tích 2.000 m2, một khu nhà khách 33 phòng , nhà phát điện dự phòng công suất 350 KVA và nhiều điểm dịch vụ vui chơi giải trí khác như sân tennis, khu nhà sàn Tây Nguyên...

 11h30' ngày 30/4/1975 xe tăng quân giải phóng đã tiến thẳng vào dinh Ðộc Lập, chính phủ Ngụy gồm 45 người cùng tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện.

 Sau ngày giải phóng, dinh Ðộc Lập là trụ sở của Uỷ ban quân quản thành phố. Hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước đã họp ở đây vào tháng 12/1975 và dinh Ðộc Lập đã được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất. Ngày nay, hội trường Thống Nhất đã trở thành khu di tích lịch sử văn hoá được đông đảo khách trong nước và nước ngoài đến tham quan.
 

Theo Tổng cục du lịch

Nhúng địa điểm này vào website của bạn

Địa điểm liên quan

Nhà thờ Đức Bà Dinh Thống Nhất Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh UBND Thành phố Hồ Chí Minh Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
Phố Tây ở Sài Gòn