Làng nghề truyền thống vàng bạc Châu Khê

Hình ảnh

Hình ảnh DSC02007 - Làng nghề truyền thống vàng bạc Châu KhêHình ảnh DSC02008 - Làng nghề truyền thống vàng bạc Châu KhêHình ảnh DSC02035 - Làng nghề truyền thống vàng bạc Châu KhêHình ảnh IMG_0084 - Làng nghề truyền thống vàng bạc Châu KhêHình ảnh IMG_0061 - Làng nghề truyền thống vàng bạc Châu Khê
Xem tất cả hình ảnh...

Thông tin


Làng nghề vàng bạc Châu Khê thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Châu Khê có 78.5 ha đất, trong đó chỉ có 63 ha đất canh tác. Dân số tăng chậm, do có một số người chuyển đi làm nghề nơi khác(Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...).

Theo số liệu thống kê trong Hương ước và địa bạ, cũng như số liệu của Uỷ ban nhân dân xã, số dân của Châu Khê là 600 khẩu vào năm 1900, trên 800 khẩu với 175 hộ vào năm 1983. Như vậy, bình quân đất canh tác chỉ khoảng hai sào Bắc bộ trên một đầu người. Người Châu Khê đã sớm nhận ra ý nghĩa của "nghề phụ" ngoài nghề nông, cho nên đời sống của họ rất khá giả. Có thể khẳng định rằng, chính nghề vàng bạc đã đưa làng quê này trở nên giàu có giữa vùng châu thổ sông Hồng, nơi tưởng như trù phú, nhưng thực tế luôn bị thiên tai, bão lụt, vỡ đê, mất mùa, đói kém đe doạ người nông dân.

Châu Khê có nghề vàng bạc nổi tiếng, lại có nghề vàng mã cũng được bán rộng rãi ở nhiều nơi trước đây.

Dần dần, từ nghề đúc bạc, thợ Châu Khê đã tiến tới nghề làm đồ trang sức vàng bạc (xưa gọi là kim hoàn).

Ðến đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, nghề đúc bạc nén chuyển vào kinh đô Huế (Thuận Hoá). Nhưng phần lớn thợ Châu Khê vẫn ở lại Thăng Long (Hà Nội) làm nghề kim hoàn. Họ tập trung thành phường và xây dựng nên phố Hàng Bạc. Lúc này ở phố Hàng Bạc còn có cả thợ vàng Ðịnh Công và thợ bạc Ðồng Xâm (Thái Bình) tới làm nghề, nhưng đông nhất vẫn là thợ vàng bạc Châu Khê. Người ta sản xuất, buôn bán bạc, kể cả đổi bạc nén lấy bạc vụn làm nguyên liệu. Cho nên vào những năm đầu thế kỷ XX, phố này còn có tên tiếng Pháp: Rue des Changeus (phố đổi bạc).

Ngày nay, khi qua phố Hàng Bạc ở Thủ đô Hà Nội, bạn cần biết mấy địa điểm: số nhà 58xưa là Tràng Ðúc bạc nén; số nhà 50 (trước là Ðình Thượng) và số 42 (là Ðình Hạ)xưa là Ty Quan (cơ quan đại diện của Triều đình) thu nhận bạc nén thành phẩm. Người Châu Khê làm việc ở đây khá đông, tới mức đóng thuế đinh 300 suất (vào cuối thế kỷ XIX). Ngoài hai ngôi đình họ còn mua thêm đền Nội Miếu của phường thợ giầy Tam Lâm (phường Hài Tượng). Ðó là những nơi hội họp và thờ thành hoàng của họ (gọi tên chữ là "Châu Khê vọng sở").


Bộ Văn hóa - Thể thao .


In English

Châu Khê jewelry village - Hai Duong province


Châu Khê jewelry village is in Thuc Khang commune, Câm Binh district, Hai Duong province. Châu Khê has its land area of 78.5 hectares, of which only 63 hectares are used for cultivation. Its population growth is rather low due to the fact that some craftsmen have moved to other regions (e.g. Hanoi, Ho Chi Minh City,...).
According to the figures registered in the Village Convention and Land regulation book, as well as the statistics of the communes Peoples Committee, the population of Châu Khê comprised 600 persons in 1900, more than 800 people with 17 households in 1983. Thus, the average per capita land area is only about 2 sào (1 sào = 360 m2). Having soon acknowledged the importance of non-farming activities, people in Châu Khê village are quite successful in gradually improving their living standard. And it is just jewelry that has made the village better-off in the middle of Red River Delta, which is endowed with fertile land, but also subject to various natural calamities, such as storms, floods, dykes breaking, poor harvests and hunger.

Châu Khê has been famous with jewelry and its production of votive papers was also well known before. Overtime, first from silver casting and then silver processing, the Châu Khê craftsmen have gradually come to jewelry (in the past, jewels were made mainly from gold and silver).
In the early XIX century, under the Nguyen dynasty, the profession of coining silver in bars was moved to the capital of Huê (Thuân Hoá province). Meanwhile, most of Châu Khê workmen still lived in Thang Long (now Hanoi) engaged in making jewels. They concentrated in a professional group (guild) and set up Hàng Bac street. Presently, in Hang Bac street there are also Dinh Cong goldsmiths and Dông Xâm silversmiths (from Thái Bình province), but in the majority are Châu Khê silver-goldsmiths. They are engaged in producing, doing business with silver and even exchanging the silver in bars for piece silver as material. In the early years of XX century, this street still bore the French name: Rue des Changeurs (i.e. the street of exchanging silver).

Nowadays, as passing Hàng Bac street in Hanoi you should know some addresses like the number 58 (former silver coining house), number 42 (Ha - Lower communal house) – former Ty Quan (representative office of the Court) and number 50 (former Thuong - Upper communal house) that bought silver in bars. There were so many Châu Khê people working here that there were 300 units of poll tax (in the late XIX century). They bought Hoi Mieu temple of Tam Lam shoemaker guild (or Hai Tuong guild) in addition to 2 other temples. Those were the places for gathering and worshiping their ancestor.
Author: ducmanh@chaukhe.com
Nhúng địa điểm này vào website của bạn

Địa điểm liên quan

Khu di tích Côn Sơn Thi Trấn Nam Sách Ford Vietnam
Sân Golf Ngôi sao Chí Linh Đền Kiếp Bạc An Phụ
Động Kính Chủ Đảo cò Chi lăng Làng nghề truyền thống vàng bạc Châu Khê
Mỹ Đình